Top 4 giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi thủy sản tốt nhất

Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nhức nhối và được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Đặc biệt với việc xử lý nước thải chăn nuôi thủy sản tại các cơ sở kinh doanh. Bởi việc làm này giúp giảm nguy cơ gây bệnh, diệt vi khuẩn và tăng chất dinh dưỡng cho nước. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn top những giải pháp hiệu quả nhất. 

Nước thải của ao nuôi thủy, hải sản là gì?

xử lý nước thải chăn nuôi thủy sản
xử lý nước thải chăn nuôi thủy sản

Nước thải thủy hải sản tại ao nuôi được hiểu là nguồn nước trong ao, hồ kết hợp với chất thải của thủy hải sản. Các chất thải này của các loại sau:

  • Phân của các loại thủy hải sản như: tôm, cua, cá,….
  • Do đồ ăn thừa còn tồn dư lại
  • Hóa chất được sử dụng khi đang nuôi thủy hải sản
  • Một số xác của các loại sinh vật khác.
  • Rác thải bị rơi xuống nơi nuôi thủy hải sản.

Lý do cần phải có biện pháp xử lý nước thải nuôi thủy hải sản?

Sau khoảng thời gian dài chăn nuôi, ta cần phải có biện pháp xử lý nước thải nuôi thủy hải sản bởi:

  • Chất thải bị tích quá lâu và thời gian dài sẽ dẫn đến suy giảm lượng oxy có trong ao, hồ. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh sống của vật nuôi.
  • Chất thải ngày càng gia tăng dẫn đến nhiễm độc cho nguồn nước. Các vật nuôi như thủy hải sản sẽ rất dễ nhiễm bệnh và tăng tỉ lệ chết cao.
  • Xử lý nước thải chăn nuôi tốt nguồn nước thải sẽ giúp tăng giá trị dinh dưỡng có trong ao hồ nuôi. Giúp kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật phù du bên dưới.
  • Xử lý tốt nguồn nước thải giúp nước trong ao hồ sạch sẽ hơn. Điều này có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển mạnh và tăng sản lượng cho vật nuôi.

Giải pháp giúp xử lý nước thải chăn nuôi thủy sản hiệu quả nhất

Để giảm sự ô nhiễm, cũng như số lượng tử vong của các loại vật nuôi. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số giải pháp xử lý nước thải ao hồ nuôi thủy hải sản.

Áp dụng phương pháp xử lý vật lý

Phương pháp vật lý được áp dụng nhằm giải quyết một số các tạp chất khó tan hoặc không thể tan chứa trong nước. Trong đó, bao gồm hai loại chất là hữu cơ và vô cơ.

Đặc biệt, với phương pháp vật lý thường áp dụng vào giai đoạn xử lý nước đầu tiên. Nguyên liệu sử dụng cho phương pháp này gồm một vật để chắn, hệ thống làm lắng và lọc cơ.

Áp dụng phương pháp xử lý hóa học

Với phương pháp này sẽ xử lý chất thải có trong nguồn nước nuôi bằng việc đưa trực tiếp các chất hóa học vào. Sau đó, bắt đầu quá trình oxy hóa trong nước giúp các cặn bã, tạp chất dư thừa trong nước phân hủy. Các chất có nguy cơ làm chết vật nuôi sẽ được loại bỏ hoàn toàn và tách khỏi nguồn nước.

Phương pháp hóa học này được các người nuôi thủy hải sản áp dụng rất nhiều. Phản hồi đánh giá của họ sau khi trải nghiệm là tốt và đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, phương pháp này được ứng dụng rất nhiều.

Áp dụng với phương pháp xử lý bằng sinh học

Phương pháp này sẽ lợi dụng sự sống của các vi sinh vật để loại bỏ sự Ô nhiễm nguồn nước nuôi. Cụ thể vi sinh vật sẽ ăn một số chất như: khoáng, muối, hữu cơ,… để giúp chúng tăng trưởng và phát triển. Lợi ích của phương pháp này đem lại là giúp bỏ chất hữu cơ và phân tán sự tập trung của các chất độc hại bên dưới đáy ao hồ.

Áp dụng phương pháp xử lý hóa lý

Khi áp dụng phương pháp này sẽ lợi dụng phản ứng của một số chất. Các chất này sẽ có tác dụng phản ứng khá tốt với các chất thải. Bên cạnh đó, giúp một số chất bẩn sẽ tách khỏi nước dưới 2 dạng là lắng cặn và loại chất không độc hại có khả năng hòa tan.

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã tìm ra biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi thủy sản tại ao hồ đạt hiệu quả cao. Mong rằng các hộ chăn nuôi sẽ thu hoạch hải sản với khối lượng lớn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chat Zalo

0943406070