Quy định về xử lý nước thải công nghiệp mới nhất 2023

Nước thải công nghiệp là một nguồn ô nhiễm tiềm ẩn có thể gây hại đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Do đó, việc thiết lập và tuân thủ các quy định xử lý nước thải công nghiệp đóng vai trò then chốt để giảm thiểu tác động xấu và bảo vệ tài nguyên nước của đất nước. Việc chấp hành đúng và chặt chẽ các quy định này không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh uy tín và bền vững trong lòng khách hàng và cộng đồng.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP
  • Nghị định 38/2015/NĐ-CP

Quy định về quản lý nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 

Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trang, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.;

Quy định chung về xử lý nước thải công nghiệp

Các khu công nghiệp phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 

Hệ thống xử lý nước thải phải đảm đảm đủ công suất xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh của các cơ sở trong khu công nghiệp và phải được xây dựng, vận hành trước khi các cơ sở trong khu công nghiệp đi vào hoạt động. 

Các khu công nghiệp gần nhau có thể kết hợp sử dụng chung hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Quy định về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Theo Điều 87 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về Hệ thống xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý.
  • Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa.
  • Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
  • Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật.
  • Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải. Điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn. Bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Quy định về thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhà máy xử lý nước thải riêng và đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục tự xử lý nước thải.

Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà nhà máy xử lý nước thải riêng của họ không đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải nữa thì phải ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng quy mô hoạt động thì phải tăng công suất của nhà máy xử lý nước thải hoặc phải ký hợp đồng với doanh nghiệp  kinh doanh kết cấu hạ tầng và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Việc ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có thể để xử lý toàn bộ nước thải, hoặc để xử lý phần nước thải mà cơ sở sản xuất, kinh doanh không xử lý hết được.

Đối với trường hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải riêng nhưng không có cán bộ có trình độ chuyên môn thì phải ký hợp đồng thuê cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này hướng dẫn việc vận hành nhà máy xử lý nước thải.

Những loại hình sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao cần có công trình phòng ngừa để ứng phó với sự cố môi trường nếu phát sinh.

Nếu khối lượng nước thải theo thiết kế từ 50m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500m3/ngày (24 giờ) phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố. Trong đó, hồ sự cố và hồ sinh học kết hợp phải có khả năng lưu trữ nước thải ít nhất là 2 ngày.

Nếu khối lượng nước thải từ 5,000m3/ngày (24 giờ) trở lên. Cần xây dựng công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố nước thải. Trong đó bao gồm hồ sự cố kết hợp hồ sinh học có khả năng lưu chứa nước thải tối thiểu là 03 ngày.

Trên đây là những quy định về xử lý nước thải công nghiệp. Doanh nghiệp còn những thắc mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề liên quan đến xử lý nước thải, liên hệ ngay Công ty môi trường Đại Thắng Lợi để được tư vấn miễn phí. 

 

Rate this post
Chat Zalo

0943406070