rác thải nguy hại gồm những loại gì

Rác thải nguy hại là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách. Rác thải nguy hại là gì? Rác thải nguy hại gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Rác thải nguy hại là gì?

Rác thải nguy hại là những chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác được quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014.

Chất thải công nghiệp là gì và ảnh hưởng của chúng đến môi trường

Rác thải nguy hại gồm những gì?

Dựa vào tính chất nguy hại, rác thải nguy hại bao gồm:

Chất ăn mòn (AW): nguồn thải của chất thải này có thể từ nước tẩy rửa quần áo, nước tẩy rửa nhà vệ sinh, thuốc trừ sâu, các loại axit ăn mòn,…

Chất thải dễ nổ: là các chất thải mà bản thân chúng có thể nổ khi xảy ra các phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, va đập hoặc ma sát) gây nổ ở nhiệt độ thường.

Chất thải dễ cháy: là các chất thải dễ cháy hoặc bắt cháy ở điều kiện nhiệt độ thường.

Rác thải dễ bị oxy hoá: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxi hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

Chất thải lây nhiễm: là chất thải chứa các vi khuẩn, virus, mầm bệnh có khả năng lây nhiễm bệnh tật ra môi trường cho động vật và con người. 

Chất thải chứa độc tố: là các thái thải có khả năng gây phản ứng hoá học, gây tổn thương khi tiếp xung, gây ngộ độc, gây bệnh, thậm chí là tử vong. 

Dựa vào nhóm nguồn hoặc dòng thải chính, rác thải nguy hại gồm: 

  • Chất thải từ ngành thăm dò – khai thác – chế biến khoáng sản, dầu khí và than: bùn thải, dầu tràn, các loại cặn chứa kim loại,…
  • Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ: các loại bazơ, axit thải, chất thải chứa asen, bùn thải
  • Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ: dịch thải từ quá trình chiết tách, các loại cặn phản ứng, bùn thải,…
  • Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác: bụi lò hơi, tro xỉ,…
  • Chất thải từ các quá trình luyện kim: bùn thải, bã lọc từ quá trình xử lý khí thải, xỉ tro, bụi khí thải,…
  • Chất thải từ quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thuỷ tinh: bột hoặc vụn thuỷ tinh có chứa kim loại nặng, bùn thải, bã lọc, chất thải rắn chứa thành phần nguy hại,….
  • Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác: các loại axit, bazo tẩy thải, bùn thải, bã lọc có chứa thành phần nguy hại,…
  • Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ  như sơn, vecni, men thủy tinh hay các chất kết dính, chất bịt kín, mực in: sơn, vecni thải có chứa dung môi hữu cơ, các chất nguy hại, bùn thải chứa sơn có thành phần nguy hại,…
  • Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy, bột giấy: mùn cưa, phôi bào, gỗ thừa,…có chứa thành phần nguy hại. 
  • Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm: chất thải chứa dung môi, nước thải và bùn thải có chứa các thành phần nguy hại. 
  • Chất thải xây dựng, phá dỡ công trình xây dựng (kể cả đất đào ở khu vực ô nhiễm): Bê tông, gạch, ngói, tấm ốp và gốm sứ thải (hỗn hợp hay phân lập) có chứa các thành phần nguy hại
  • Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy công nghiệp: bã lọc, nước thải, than hoạt tính đã qua sử dụng, xỉ, tro đáy chứa thành phần nguy hại.
  • Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt của ngành này).
  • Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng, đánh đánh bắt, chế biến thủy sản: nước thải vệ sinh chuồng trại, bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, hoá chất tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng, gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh…
  • Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải: dầu thải, bộ lọc dầu đã qua sử dụng, các thiết bị chứa thành phần nguy hại,..
  • Chất thải từ các hoạt động sinh hoạt hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác: bóng đèn, lin, acquy, các chất tẩy rửa có chứa thành phần nguy hại,…
  • Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy.
  • Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ,…
  • Và các loại chất thải khác.

Các chất thải nguy hại đều có tiềm năng gây hại cho môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý và quản lý một cách cẩn thận. Chúng ta cần áp dụng các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ tài nguyên tự nhiên của chúng ta.

 

Rate this post
Chat Zalo

0943406070