Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh. Nước thải bệnh viện có thể chứa các chất độc hại như dư lượng dược phẩm, chất độc hoá học, mầm bệnh, đồng vị phóng xạ,rác thải y tế,…có thể gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Là loại nước thải ô nhiễm có tính chất đặc thù nên cần có phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hợp lý để tránh phát tán dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người.
Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện
Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh, nhà ăn, nước thải từ quá trình phẫu thuật, xét nghiệm, điều trị,…chứa thành phần COD, BOD cao.
Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện đến từ 2 nguồn chính:
Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn,…của cán bộ, nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân, các hoạt động lau dọn,…
Nước thải y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, vệ sinh dụng cụ y khoa,…
Trong nước thải bệnh viện, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các quy định hiện hành.
Tại sao phải xử lý nước thải bệnh viện?
Nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh,…ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Đối với con người:
Vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải ô nhiễm có thể dẫn đến dịch bệnh cho con người và động vật xung quanh qua nguồn nước.
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải bệnh viện có nguy cơ mắc bệnh ngoài da và bệnh hiểm nghèo.
Đối với môi trường:
Nước thải bệnh viện khi chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả ra ngoài môi trường có thể gây ô nhiễm môi trường nước, nước ngầm,…gây hại đến cây trồng, tích tụ trong thức ăn của con người.
Phương pháp Xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả nhất hiện nay
Nước thải bệnh viện nếu không được xử lý triệt để, loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn mà xả trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, đất, làm dịch bệnh có thể lây lan trong cộng đồng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó cần có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện phù hợp để loại bỏ những chất bẩn, mầm bệnh trước khi thải ra ngoài môi trường.
Dưới đây là hệ thống xử lý nước thải bệnh cơ bản và hiệu quả.
Thu gom
Nước thải bệnh viện cần thu gom dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố, nước thải sẽ được dẫn quan song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn để tránh tắc nghẽn đường ống.
Hố thu gom thường có kích thước lớn và sâu để thu gom. Trong hố có đặt bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hoà.
Bể điều hoà
có tác dụng điều hoà tính chất và lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí cấp qua hệ thống đĩa phân phối khí, sau đó nước thải tiếp tục được chuyển đến bể sinh học kỵ khí.
Bể điều hoà có tác dụng chống lắng cặn lơ lửng để tránh làm giảm thể tích làm việc hữu ích của bể và tránh được hiện tượng phân huỷ yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể, ở giai đoạn này sẽ phát sinh mùi khó chịu.
Bể sinh học kỵ khí
Nước thải từ bể điều hoà được bơm dẫn vào bể xử lý sinh học kỵ khí, dòng nước được bơm ngược từ dưới lên. Dòng nước tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ tiến hành phân huỷ các học chất hữu cơ tạo thành khí và nước. Khí bay lên chạm vào tấm chắn khí, còn bùn sẽ rơi xuống đáy bể, khí và nước tiếp tục đi lên. Nước sẽ được chuyển qua bể sinh học hiếu khí, còn bùn sẽ dẫn đến bể chứa bùn.
Bể sinh học hiếu khí
Bể xử lý sinh học hiếu khí giúp loại bỏ các tạp chất hữu cơ hoà tan.
Nước thải từ bể lắng sơ cấp đi vào bể được phân phối đều trên diện tích của bể. Nước thải đi từ trên xuống tiếp xúc với khối vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí dính bám. Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được hấp thụ và phân hủy, bùn cặn được giữ lại. Nước đi qua lớp vật liệu lọc rồi chảy vào khoang ở đáy bể. Từ đây nước được dẫn sang bể lắng thứ cấp.
Bể lắng bùn
Tại bể lắng, bùn sẽ được tách thành bùn hoạt tính.
Nước và bùn chảy vào bể lắng bùn. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm hút xả về bể phân huỷ bùn. Nước sau khi tách bùn hoạt tính sẽ chảy vào bể khử trùng.
Bể khử trùng
Nước thải sẽ được trộn với hoá chất khử trùng. Nước đã khử trùng đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài môi trường.
Bể chứa bùn
Bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng được đưa về bể phân hủy yếm khí. Tại đây dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định ký được hút chở đy nơi khác. Nước từ bể này quay trở lại bể chứa – điều hòa để xử lý lại.
Nước sạch thải ra môi trường
Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần phù hợp với quy mô của bệnh viện để đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải bệnh viện phổ biến, các cơ sở y tế có thể liên hệ công ty xử lý môi trường Đại Thắng Lợi để tư vấn kỹ hơn về hệ thống này.
Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bệnh viện giải quyết được vấn đề công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phù hợp và hiệu quả nhất.