Rác thải sinh hoạt là gì? phân loại rác thải sinh hoạt

Số lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều hơn, và trở thành một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bởi nếu mỗi hộ gia đình không biết xử lý chúng đúng cách. Việc xử lý rác thải sinh hoạt luôn là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Vậy rác thải sinh hoạt là gì? Phân loại rác thải sinh hoạt như thế nào?

Rác thải được phân chia thành rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, và rác thải chăn nuôi. Trong bài viết này, chúng ta chỉ đi tìm hiểu khái niệm rác thải sinh hoạt.

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là các chất thừa bị loại trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu bệnh viện, bao nilonRác sinh hoạt do chính con người thải ra trong đời sống hàng ngày như bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ trái cây hay những đồ vật hư hỏng, không thể sử dụng được.

Rác sinh hoạt là gì?
Rác sinh hoạt là gì?

Phân loại rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt có thể được phân thành 3 loại chính như sau:

Rác hữu cơ: Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để làm phân bón và làm thức ăn cho động vật. Các loại hoa, lá cây, cỏ không được con người sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường. Rác hữu cơ có nguồn gốc từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi lấy đi phần chế biến được thức ăn cho con người, phần thực phẩm thừa hoặc hư hỏng không thể sử dụng cho con người.

Rác tái chếRác tái chế: là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để được tạo thành những vật phẩm, sản phẩm khác sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại giấy thải, các loại chai lọ/ hộp/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi,…

Rác vô cơ: là những loại rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể đem đi xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải. Rác vô cơ bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng hoặc đã qua sử dụng và bị bỏ đi: gồm các loại bao bì dùng để  bọc bên ngoài hộp/chai thực phẩm; các loại túi nilon, bịch đựng, hộp chứa được bỏ đi sau khi con người dùng đựng thực phẩm và một số loại vật dụng/ thiết bị trong đời sống hàng ngày của con người.

Phân loại rác thải
Phân loại rác thải

Tác hại của rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính gây và làm ra tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.

  • Ảnh hưởng đến môi trường nước

Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý mà thải ra môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi. Đặc biệt nước ta có đường bờ biển dài và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người  dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm.

Tác hại của rác thải sinh hoạt môi trường nước
Tác hại của rác thải sinh hoạt môi trường nước
  • Ảnh hưởng đến môi trường không khí

Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt cùng với chất thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí. Quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.

  • Ảnh hưởng đến môi trường đất

Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý đúng phương pháp thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

  • Rác thải sinh hoạt khi được chôn xuống đất sẽ gây thoái hóa đất và giảm đa dạng sinh học

Hiện nay túi ni lông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt và đời sống, nhưng để phân huỷ, túi nilon cần tới 50 – 60 năm trong đất. Yếu tố này tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

  • Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan. Vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.

  • Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh

Rác thải sinh hoạt không được quản lý, thu gom và xử lý đúng cách sẽ là những nguồn mang dịch bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…

Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh
Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt

Việc thu gom rác thải sinh hoạtxử lý rác thải phải áp dụng theo quy định của bộ tài nguyên môi trường. Nhưng thông thường mỗi cơ sở sẽ áp dụng phương pháp xử lý rác thải khác nhau. Dưới đây là các phương pháp xử lý rác thải cơ bản như sau:

Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt trải qua 4 bước

Bước 1: Tiến hành thu gom tận nơi.

Bước 2: Phân loại chất thải rắn và các loại chất thải khác.

Bước 3: Vận chuyển chất thải sinh hoạt đến điểm tập trung để rửa sạch hoặc đem đi ép cục.

Bước 4: Xử lý chất thải theo quy chuẩn, tái chế rác thải sinh hoạt.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

  • Chế biến rác thải thành phân compost

Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost để dùng trong nông nghiệp.

Rác được đem đi phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo ra phân vi sinh. 

Phân compost là loại chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ, không lôi kéo các côn trùng, không chứa các mầm bệnh, có thể được lưu trữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, vừa duy trì độ phì cho đất, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

  • Chôn lấp hợp vệ sinh

Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được rải thành từng lớp dưới hố, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý nhanh và hạn chế côn trùng). Đây công nghệ đơn giản nhất và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát triển nhưng lại tốn diện tích đất rất lớn.

Bãi chôn lấp rác thải phải là nơi hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác tốt. Nếu việc này không tốt sẽ dẫn tới ô nhiễm nguồn nước và đất nơi chôn rác.

  • Đốt

Quá trình dùng nhiệt độ cao  từ 1,000 đến 1,100 độ C để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích của chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy nhiên, chi phí đầu tư và vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên tiến, phát triển. Nhưng cũng gây ra ô nhiễm không khí về lâu dài.

Hiện nay, rất nhiều tỉnh thành, địa phương tại nước ta đã thực hiện ký hợp đồng với các công ty môi trường để thu gom rác thải sinh hoạt và xử lý đúng phương pháp để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người và động vật. 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Chat Zalo

0943406070