Dân số ngày càng tăng và sự phát triển của kinh tế – xã hội khiến cho lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng. Chất thải rắn sinh hoạt là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chính vì thế, để bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, cần quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến hiện nay.
Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là chất thải từ các hộ gia đình, khu công cộng, các khu thương mại, khu công nghiệp, rác thải xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải,…
Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ những hoạt động hằng ngày của các hộ gia đình, các khu công cộng, khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt,…
Tại sao phải xử lý rác thải sinh hoạt
Nếu rác thải sinh hoạt mà không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt hiệu quả trước khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường đất: những chất độc trong rác thải sẽ xâm nhập vào đất, tiêu diệt các vi sinh có lợi làm cho môi trường đất giảm tính đa dạng sinh học, từ đó phát sinh nhiều loại sâu bọ phá hoại cây trồng.
Ô nhiễm môi trường nước: rác thải không được xử lý thải ra môi trường nhiều ngày sẽ ngấm sâu vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, các chất độc ngấm vào nông sản. Con người sử dụng nguồn nước này sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư rất cao.
Ô nhiễm môi trường không khí: nếu đốt rác không đúng quy định sẽ sinh ra hàm lượng khí CO2 và nhiều khí khác làm không khí bị ô nhiễm.
Nguồn lây lan dịch bệnh: nếu không được xử lý triệt để, các loại rác thải khi phân huỷ sẽ là nơi sản sinh ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây bệnh, chuột, gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm.
Ảnh hưởng đến cảnh quan: rác thải vứt bừa bãi, không thu gom xử lý sẽ để lại những hình ảnh mỹ quan không đẹp.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt được chia thành nhiều nhóm khác nhau:
Nhóm rác hữu cơ dễ phân huỷ: thức ăn thừa, lá cây, rau củ quả, xác động vật, thức ăn động vật, thức ăn thuỷ sản,..
Nhóm rác thải có khả năng tái chế , tái chế rác sử dụng: giấy, nhựa, kim loại, cao su, thuỷ tinh, nilon,..
Nhóm chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử,…
Chất thải rắn sinh hoạt khác: đất, cát, bụi, vật liệu bằng tre, quần áo, giày dép, sản phẩm sử dụng hàng ngày từ cao su, sành, sứ, tro than đá,….
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến nhất 2022
Một số phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay:
Chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng cũng gây những tác hại ô nhiễm khác nếu không có quy trình phù hợp. Bãi chôn hợp vệ sinh, đảm bảo quy hoạch và thiết kế theo tiêu chuẩn, nước rỉ rác, khí rác phải được xử lý.
Chôn lấp là phương pháp kiểm soát sự phân huỷ các chất rắn khi chúng bị nén và phủ lấp bề mặt.
Việc chôn lấp phải đúng quy trình, tuần tự: thu gom rác và đỏ vào hố – rãi đều – phun chế phẩm – nén chặt – phủ lớp đất – phủ thêm các lớp màng chống thấm, đất bảo vệ – lớp đất cuối cùng – trồng cỏ lên.
Bãi chôn lấp phải cách xa cư dân, đảm bảo không gần nguồn nước, đất không thấm…
Phương pháp đốt
Đây là phương pháp phổ biến hiện nay, tuy nhiên cần phải đảm bảo quy trình để không tạo ra các loại khí độc.
Phương pháp đốt rác thải sinh hoạt được áp dụng đối với các loại rác khó phân huỷ nhưng dễ cháy như giấy, nhựa, cao su,…không còn khả năng tái chế.
Phương pháp đốt nhằm giảm bớt tới mức nhỏ nhất thể tích chất thải cho khẩu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ.
Năng lượng sinh ra trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi.
Có 2 loại lò đốt là lò đốt có công suất cao sử dụng năng lượng và lò đốt công suất nhỏ không sử dụng năng lượng.
Phương pháp ủ sinh học
Với phương pháp này giúp chế biến phân ủ sinh học. Methen hoá trong các bể thu hồi khí sinh học.
Phương pháp ủ sinh học được áp dụng đối với chất thải hữu cơ không độc hại. chất thải sẽ được khử nước, sau đó xử lý để chất thải thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ sẽ được kiểm soát để giữ cho chất thải luôn ở trạng thái hiểu khí suốt thời gian ủ.
Ủ sinh học là một quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để tạo thành các chất mùn để sản xuất phân hữu cơ, cung cấp cho việc cải tạo đất nông nghiệp.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh.
Tái chế, tái sử dụng rác thải
Những loại chất thải sinh hoạt có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, đồ nhựa, giấy, rác thải điện tử.
Một cách để xử lý rác thải sinh hoạt là giảm lượng rác thải ra. Để làm được điều này, cá nhân, gia đình có thể sử dụng các bao bì tái sử dụng, các loại túi thân thiện môi trường.
Ngoài ra, bạn cũng nên phân loại rác đúng cách để việc thu gom và xử lý được hiệu quả hơn.