Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm sẽ dẫn đến một lượng chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải có biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả.

Chăn nuôi gia cầm sẽ tạo ra một lượng chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp để xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm triệt để và hiệu quả. Tham khảo một số biện pháp xử lý chất thải giam cầm dưới đây để có thêm hiểu biết và kinh nghiệm hữu ích.

Xử lý chất thải bằng phương pháp ủ phân hữu cơ (Compost)

Ủ phân hữu cơ (Compost) là một trong những giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm khá hiệu quả. Phương pháp này sẽ sử dụng phân của gia cầm thông qua hoạt động gián gián tiếp hoặc trực tiếp của vi sinh vật phân hủy và tạo nên phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng. Như vậy với cách này, vừa có thể xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm vừa tạo ra nguồn phân bón giàu chất dinh dưỡng.

Cách xử lý theo phương pháp ủ phân hữu cơ được thực hiện cụ thể như sau: Chuẩn bị một diện tích đất không bị ngập nước, trải một lớp bã phế thải trồng trọt hoặc một lớp rác với độ dày khoảng 20cm. Tiếp theo lót một lớp phân gia cầm khoảng 20 đến 50% so với rác. Sau đó tưới nước để có độ ẩm khoảng 45 đến 50% rồi lại trải tiếp một lớp bã phế thải, rác lên trên…

Thực hiện tương tự cho đến khi đống ủ đủ chiều cao. Cuối cùng sử dụng bạt hoặc tấm ni lông… để che kín đống phân ủ. Cứ khoảng 1 tuần thì lại tiến hành đảo đều đống phân ủ và thêm nước để đảm bảo duy trì độ ẩm khoảng 45 đến 50%. Sau đó lại đậy kín bạt, tấm ni lông vào như cũ.

Phương pháp ủ phân này hoàn toàn là do sự lên men một cách tự nhiên. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung thêm men hoặc tổ hợp vi sinh vật và đống phân ủ thì sẽ nhanh hơn. Phân ủ này được sử dụng cho trồng trọt, giúp làm tơi xốp đất, tăng khả năng hấp thụ khoáng cho cây trồng đồng thời giúp giải quyết được vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm bằng men sinh học

Phương pháp này đã có từ lâu và được áp dụng rộng rãi ở nhiều người. Từ đầu những năm của thập kỷ 80 người ta đã biết sử dụng các chất men làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra, được gọi là Chế phẩm EM (viết tắt của từ tiếng Anh: Effective Microorganisms) nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu. Lúc đầu các chất này phải nhập từ nước ngoài nhưng hiện nay trong nước đã sản xuất được.

Các chất men được nghiên cứu và sản xuất trong nước khá đa dạng, phong phú và phù hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên của nước ta. Các men sinh học này được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như để bổ sung vào nước thải, dùng trộn vào thức ăn, phun vào chất thải để giảm mùi hôi hoặc phun vào chuồng nuôi…

Xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm bằng ô-zôn (O3)

Thêm một biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm hiệu quả chính là sử dụng ô-zôn (O3). Các này có thể xử lý nhanh và triệt để các chất hữu cơ và khí độc sinh ra trong các bể gom chất thải chăn nuôi gia cầm.

Để thực hiện cách này, người ta tiến hành gom hết chất thải chăn nuôi vào một bể sau đó bổ sung khí ôzôn (O3) vào quá trình sục khí. O3 là chất không bền nên dễ dàng bị phân hủy thành oxi nguyên tử và oxy phân tử:  O3 → O2 + O. Mặc dù Oxy nguyên tử tồn tại trong thời gian ngắn nhưng lại có tính oxi hóa rất mạnh nên giúp cho quá trình xử lý chất thải trở nên nhanh chóng và hữu hiệu.

Sử dụng phương pháp này còn giúp tiêu diệt được một lượng nấm mốc, vi khuẩn, vi rút và khử được mùi trong dung dịch chất thải chăn nuôi gia cầm. Để thực hiện phương pháp này khá tốn kém nhưng mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng ô-zôn để xử lý chất thải phải đảm bảo có nồng độ phù hợp, không để dư thừa vì chính ô-zôn cũng là chất có khả năng gây độc.

Xử lý chất thải bằng công nghệ ép tách phân

Đây là biện pháp xử lý chất thải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và mang đến hiệu quả rất cao. Hiện nay ngày càng nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng phương pháp này. Với nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách được hầu hết các tạp chất rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi gia cầm. Mặc dù đầu tư ban đầu cho phương pháp này là khá lớn nhưng đem lại hiệu quả lâu dài và tối ưu.

Khi hỗn hợp chất thải chăn nuôi gia cầm đi vào máy ép tách phân qua lưới lọc thì các chất rắn sẽ được giữ lại, ép khô và đẩy ra ngoài để xử lý riêng. Còn lượng nước sẽ theo một đường riêng để chảy ra bên ngoài hoặc chảy xuống bể KSH để xử lý tiếp. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể điều chỉnh độ ẩm của phân khô sao cho phù hợp.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi gia cầm là việc làm quan trọng, cần thiết và có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn thêm hay cần hỗ trợ trong xử lý chất thải chăn nuôi, hãy liên hệ với Công ty xử lý Môi trường Đại Thắng Lợi – Đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải. Bạn có thể gọi đến số 0943.40.60.70 để được trợ giúp.

5/5 - (2 bình chọn)
Chat Zalo

0943406070